Minecraft là một trò chơi điện tử độc lập trong một thế giới mở. Ban đầu nó được tạo ra bởi lập trình viên người Thụy Điển Markus “Notch” Persson và sau đó được phát triển và phát hành bởi Mojang. Khả năng sáng tạo và xây dựng Minecraft cho phép người chơi xây dựng các công trình bằng cách xây các khối kết cấu trong một thế giới 3D. Các hoạt động khác trong game bao gồm tìm kiếm, thu thập tài nguyên, chế tạo và chiến đấu. Có nhiều chế độ chơi có sẵn, gồm chế độ sinh tồn, khi mà người chơi phải tìm tài nguyên để xây dựng thế giới và duy trì sức khỏe, chế độ sáng tạo, nơi người chơi có tài nguyên không giới hạn để xây dựng và có khả năng bay, chế độ phiêu lưu, nơi người chơi chơi các bản đồ được người khác tạo ra và chế độ khán giả, nơi người chơi có thể bay qua khối, nhưng không thể tương tác với các khối. Phiên bản PC của trò chơi còn nổi tiếng với các mod của bên thứ ba, cho phép có thêm nhiều công cụ mới, nhân vật và nhiệm vụ cho trò chơi.
Ngày 15 Tháng 9 năm 2014, Microsoft đã công bố một thỏa thuận mua Mojang và quyền sở hữu của Minecraft, quyền sở hữu trí tuệ với giá 2,5 tỷ đô la Mỹ; việc mua lại đã được hoàn tất vào ngày 06 tháng 11 năm 2014.
✅ Cách chế tạo pháo hoa trong minecraft – Skin Firework Rocket
✅ Cách vào sever minecraft
✅ Cách làm cần gạt trong minecraft
✅ Cách làm người sắt trong minecraft
Chế độ chơi
Minecraft là một trò chơi thế giới mở mà không có mục tiêu cụ thể cho người chơi để thực hiện, cho phép người chơi có thể tự do lựa chọn chơi như thế nào. Tuy nhiên, có một hệ thống thành tích trong Minecraft. Chế độ chơi mặc định ở góc nhìn thứ nhất, nhưng người chơi có thể lựa chọn để chơi ở góc nhìn thứ ba. Chế độ chơi chính xoay quanh phá và đặt các khối. Thế giới trong trò chơi được tạo ra cho người chơi chủ yếu là các khối thô 3D nằm trong lưới và tượng trưng cho các vật liệu khác nhau, chẳng hạn như đất, đá, quặng khác nhau, nước, và gỗ. Trong khi người chơi có thể di chuyển tự do trên toàn thế giới, các khối chỉ có thể được đặt ở một vị trí cố định nào đó. Người chơi có thể thu thập các khối vật chất và đặt chúng ở những nơi khác để xây dựng công trình khác nhau.
Vào lúc bắt đầu trò chơi, người chơi được tạo trên bề mặt của một thế giới hoang sơ và hầu như vô hạn. Thế giới được chia thành nhiều quần xã sinh vật khác nhau, từ sa mạc đến rừng cho đến vùng đất tuyết. Người chơi có thể đi trên các địa hình đồng bằng, núi, rừng, hang động, khe vực, đầm lầy và các vùng nước khác nhau. Thời gian trong trò chơi được hệ thống theo một chu kỳ ngày đêm, với một chu kỳ đầy đủ kéo dài 20 phút thời gian thực. Trong suốt quá trình chơi game, người chơi sẽ được gặp nhiều sinh vật được gọi là “mobs”, bao gồm động vật, dân làng và các quái vật. Những động vật như bò, lợn, gà, cừu có thể được săn bắt để ăn và chế tạo vật liệu, được sinh ra vào ban ngày. Ngược lại, những quái vật như nhện, bộ xương, và thây ma được sinh ra vào ban đêm hoặc trong những nơi tối tăm, như hang động. Một số sinh vật trong Minecraft đặc biệt và nguy hiểm chỉ có ở đây như, Creeper, một sinh vật nổ lén đằng sau người chơi, Creeper có thể xuất hiện vào ban ngày và ban đêm; slime, sinh vật chỉ xuất hiện ở đầm lầy, có khả năng tấn công nhanh và Enderman, một sinh vật có khả năng dịch chuyển và nhặt khối tự do.
Một số mobs thù địch và trung lập hiển trong Minecraft từ trái sang phải: Thây ma, Nhện, Người Ender, Creeper, Bộ xương.
Thế giới trong trò chơi được tạo ra một cách ngẫu nhiên trong lúc người chơi khám phá nó, bằng cách sử dụng một tọa độ(gọi là seed, cùng nghĩa với từ hạt giống, chính điều này khiến nhiều người lầm tưởng chúng là hạt giống) tạo ra từ hệ thống, trừ khi người chơi muốn tạo tọa độ theo ý mình. Mặc dù có những hạn chế về di chuyển lên và xuống, Minecraft cho phép tạo ra một thế giới vô cùng lớn hoàn toàn phẳng nằm ngang. Trò chơi đạt được điều này bằng cách chỉnh sửa dữ liệu trong thế giới đang chơi thành các phần nhỏ hơn gọi là “khối”, mà chỉ được tạo ra hoặc được nạp vào bộ nhớ khi người chơi đang chơi đó.
Hệ thống vật lý của trò chơi thường được mô tả bởi các nhà bình luận là không thực tế. Hầu hết các khối rắn không bị ảnh hưởng bởi lực hấp dẫn. Chất lỏng chảy ra từ một nguồn nằm trong một khối, trong đó có thể được dừng dòng chảy bằng cách đặt một khối vững chắc ở nguồn của nó, hoặc bằng cách múc nó bằng một cái xô. Các hệ thống phức tạp có thể được xây dựng bằng cách sử dụng các thiết bị cơ khí thô sơ, mạch điện bằng, và các cánh cổng tự động được xây dựng bởi một vật liệu trong trò chơi được gọi là Đá đỏ (redstone).
Minecraft có hai thế giới khác ngoài thế giới chính được là Nether (Địa Ngục) và The End (Kết thúc). Nether là một thế giới mới được đi tới bằng một cánh cổng được người chơi xây bằng hắc diện thạch và khởi động bằng dụng cụ đánh lửa, nơi này chứa nhiều tài nguyên độc đáo, quái vật lạ,lâu đài và dung nham. Nether cũng rộng lớn như thế giới thực.The End là một vùng đất cằn cỗi, trong đó có một con boss là con rồng được gọi là Rồng Ender trú ngự. Sau khi giết chết con rồng văn bản kết thúc các điều khoản của trò chơi được viết bởi Irish Julian Gough được hiện ra.[30] Người chơi sau đó được cho phép dịch chuyển trở lại điểm ban đầu của họ trong thế giới bình thường, và sẽ nhận được thành tích “The End”. Ngoài ra còn có một boss thứ hai được gọi là “The Wither” (khô héo), mà khi đánh bại nó, rơi ra một vật phẩm là sao địa ngục mà khi dùng nó có thể chế tạo ra đèn hiệu.
Trò chơi chủ yếu bao gồm bốn chế độ chơi: chế độ sinh tồn, sáng tạo, phiêu lưu, và khán giả. Nó cũng có một hệ thống độ khó có thể thay đổi gồm bốn cấp độ, từ khó đến dễ và dễ nhất là bình yên, loại bỏ bất kỳ sinh vật thù địch nào được tạo ra và sinh lực tự tăng.
Chế độ chơi sinh tồn (Survival)
(Lệnh chuyển sang chế độ sinh tồn: /gamemode 0, /gamemode s, /gamemode survival). Người chơi phải tìm kiếm tài nguyên thiên nhiên như gỗ, và đá để tạo các khối và vật phẩm khác. Tùy thuộc vào độ khó, quái vật sẽ được sinh ra vào nơi tối và người chơi phải tìm một nơi trú ẩn. Chế độ này cũng có thanh sức khỏe, có thể bị đói (trong độ khó dễ, trung bình, khó) và mất máu nếu bị quái vật tấn công, bị ngã vào dung nham, ngạt thở, chết đói hoặc bị rơi,…
Có rất nhiều mặt hàng mà người chơi Minecraft có thể tạo ra một cách thủ công như vũ khí, đồ mặc và các vật dụng. Các vũ khí như kiếm giúp họ đánh các quái vật, động vật dễ dàng. Một số công cụ như rìu, cuốc, cúp, xẻng làm cho việc đốn cây, tìm quặng, đào đất nhanh hơn. Người chơi tìm gặp các dân làng để trao đổi hàng hóa như lúa mì,cà rốt(nông dân); than, sắt(người làm giáp);thịt thối, vàng(linh mục); da(người làm đồ da)thông qua ngọc lục bảo(emerald).
Trong Minecraft, người chơi chỉ được mang đồ với số lượng hạn chế. Sau khi chết, đồ sẽ rơi ở nơi mà người chơi chết và họ sẽ quay về địa điểm lúc bắt đầu vào game hoặc nếu có giường thì họ sẽ hồi sinh tại chính cái giường (với điều kiện là bạn không phá hủy và thay đổi vị trí của chiếc giường). Người chơi kiếm điểm kinh nghiệm bằng cách giết động vật hoặc đánh quái vật. Điểm kinh nghiệm càng cao, người chơi càng có thể tạo các vũ khí hoặc áo giáp mạnh hơn và có nhiều hiệu ứng đặc biệt. Mục tiêu cao nhất của chế độ chơi này là đánh thắng Ender Dragon (rồng Ender) rồi sau đó là Wither. Sau khi đánh xong rồng Ender bạn sẽ được tiếp tục chơi như bình thường.
Chế độ chơi sáng tạo (Creative)
Một ví dụ cho xây dựng sáng tạo trong Minecraft
(Lệnh chuyển sang chế độ sáng tạo: /gamemode 1, /gamemode c, /gamemode creative). Trong chế độ sáng tạo, người chơi có nguồn năng lượng vô hạn, có tất cả các tài nguyên và dụng cụ trong trò chơi. Họ có thể đặt hoặc phá bỏ chúng ngay lập tức. Người chơi còn có khả năng bay lượn tự do trên khắp thế giới trong trò chơi, không bị tấn công hay chết vì các nguyên nhân khác (chỉ có thể chết bởi lệnh “/kill” hoặc rơi vào một nơi gọi là “The void”, nằm dưới đá nền – Bedrock) và không bị ảnh hưởng bởi cơn đói. Chế độ này chủ yếu để người chơi sáng tạo và làm nên các công trình lớn.
Chế độ khán giả (Spectator)
(Lệnh chuyển sang chế độ khán giả: /gamemode 3, /gamemode sp, /gamemode spectator). Chế độ này cho phép người chơi bay xuyên qua các khối và nhìn mọi vật trong trò chơi nhưng không thể tương tác với chúng. Họ cũng có thể xem từ điểm nhìn của một người chơi khác hoặc các sinh vật khác (có thể gọi là nhập vào nhưng không di chuyển được). Một số thứ có thể trông khác nhau từ góc nhìn của sinh vật khác.
Chế độ phiêu lưu (Adventure)
(Lệnh chuyển sang chế độ phiêu lưu: /gamemode 2, /gamemode a, /gamemode adventure). Chế độ phiêu lưu đã được thêm vào Minecraft từ phiên bản 1.3; nó được tạo ra đặc biệt để người chơi có thể trải nghiệm sử dụng các bản đồ được tạo ra tùy chỉnh và đi phiêu lưu. Cách chơi tương tự như chế độ sinh tồn nhưng có hạn chế cho người chơi về các cách đặt, phá khối khác nhau, có thể được sử dụng cho một thế giới trong game bởi các tác giả của bản đồ. Điều này là để người chơi có thể chơi và cuộc phiêu lưu đúng như những người tạo ra bản đồ dự định. Một bổ sung được thiết kế cho việc tùy chỉnh các bản đồ là khối lệnh; khối này cho phép tạo ra bản đồ và mở rộng sự tương tác với người chơi thông qua các lệnh máy chủ nào đó.
Chế độ siêu khó (Hardcore)
Chế độ siêu khó (hardcore) là chế độ thứ 4, cho người chơi trải nghiệm như Survival (sinh tồn), nhưng như ngoài đời thật, bạn chỉ có 1 mạng. Nếu chết thì Game Over, sẽ không thể lấy lại thế giới trước đó (nói chung là xóa thế giới đó luôn), cách để tiếp tục chơi là tạo ra thế giới khác. Nhưng nhiệm vụ vẫn như cũ, đánh Boss Ender Dragon. Chế độ này cho ta trải nghiệm hồi hộp, sợ hãi vì bất cứ thứ gì cũng có thể giết bạn. Notch đã định bỏ chế độ này, nhưng đã từ chối vì sợ người chơi than phiền là muốn trải nghiệm như đời thật
Nhiều người chơi (Multiplayer)
Chế độ này cho phép người chơi có thể kết nối với các máy chủ khác để cùng xây dựng các công trình trong một thế giới duy nhất. Nhưng bạn cần IP (Internet Protocol), tạo server riêng hoặc dùng 1 phần mềm có tên Hamachi.
Các phiên bản khác của Minecraft
Minecraft Edication Edition
Đây là phiên bản Minecraft dành cho giáo dục dành cho giáo viên và học sinh trong trường triên toàn thế giới. Nhiều nước đẵ áp dụng phiên bản này như một môn học bắt buộc, trong đó có cả Việt Nam nhưng chưa phổ biến rộng rãi. Trong phiên bản này chế độ PVP đã bị loại bỏ và thêm vào rất nhiều items, block và mob mới, phiên bản này có cả chế độ code cơ bản sẽ khiến việc học thú vị hơn rất nhiều
Minecraft PI Edition:
Một phiên bản Minecraft kì lạ mà có lẽ chãng có ai biết đến sự tồn tại của nó, được phát triển dành cho hệ máy Raspberry Pi. Mojang phát triển Minecraft cho hệ máy này nhằm mục đích hướng dẫn cơ bản cho các Coder thông qua Minecraft
Raspberry Pi là một dòng các máy tính bảng chỉ có một board mạch kích thước chỉ bằng một thẻ tín dụng, được phát triển bởi Rasperry Pi Foundation với mục đích thúc đẩy việc giảng dạy về máy vi tính cơ bản trong trường học và các nước đang phát triển, và giá của các máy này rất rẻ
Vivecraft:
Vivecraft là một phiên bản Minecraft dành cho kính thực tế ảo VR, chính xác là cho hệ máy kính thực tế ảo HTC VIVE. Phiên bàn này được phát hành vào ngày 15/8/2016. Theo nguồn tin thì phiên bản này đã bị xóa do khiếu nại về bản quyền và hình ảnh
Nhưng hơi kì lạ là mọi người vẫn có thể sử dụng kính thực tế ảo cho các phiên bản Minecraft ở hiên tại (Minecraft, Minecraft PE, Minecraft Windows 10 Edition)
Minicraft 2
Đã bao giờ bạn nghĩ có Minecraft 2 chưa? Thực ra là có đấy, nhưng chỉ là trò đùa cá tháng tư từ Mojang thôi .Ở phiên bản này mọi thứ sẽ rối tung cả lênh và sẽ khiến bạn phải nhức đầu khinh khủng luôn đấy.
Ví dụ: Gà đẻ ra kim cương , Block và Mob biết ăn , Mob sẽ phát nổ nếu bạn cho ăn puá nhiều , Chấm ba chấm.
Minicraft
Một tựa game do chính tay Notch làm và được ví như Minecraft 2D
Minecraft我的世界
Có thể bạn chưa biết Mojang đã làm cho Trung Quốc riêng một phiên bản của Minecraft và chỉ khi bạn ở Trung Quốc, bạn mới có thể chơi được phiên bản này, phiên bản này có hẳn một trang web chính thức hẳn hoi.
Tất cả các phiên bản Minecraft trên 100% là của Mojang hết nhé.
Phát triển
Markus “Notch” Persson đã bắt đầu phát triển Minecraft như một dự án. Ông đã được truyền cảm hứng bởi một số trò chơi khác như Dwarf Fortress, Dungeon Keeper, và sau đó là Infiniminer. Vào thời điểm đó, ông đã hình dung một trò chơi xây dựng 3D. Infiniminer ảnh hưởng nhiều đến phong cách của trò chơi, bao gồm cả các khía cạnh người chơi, các “khối ô vuông” và các nguyên tắc cơ bản để xây dựng. Tuy nhiên, không giống như Infiniminer, Persson muốn Minecraft có yếu tố RPG.
Minecraft lần đầu tiên được phát hành cho công chúng vào ngày 17 tháng 5 năm 2009, như là một phiên bản phát triển trên diễn đàn TIGSource, sau đó trở nên nổi tiếng như là phiên bản cổ điển. Bản cập nhật lớn đầu tiên, được gọi là phiên bản alpha, đã được phát hành vào ngày 28 tháng 6 năm 2010. Persson duy trì công việc với Minecraft bằng toàn bộ thời gian sau khi phiên bản alpha của trò chơi phát triển. Persson tiếp tục cập nhật những phiên bản mới của trò chơi cho người dùng một cách tự động. Những bản cập nhật bao gồm các tính năng như các mặt hàng mới, khối mới, quái vật mới, chế độ, và thay đổi hành vi của trò chơi (như nước chảy thế nào).
Để phát triển của Minecraft, Persson lập một công ty trò chơi tên là Mojang. Vào ngày 11 tháng 12 năm 2010, Persson thông báo rằng Minecraft đã bước vào giai đoạn thử nghiệm beta của nó ngày 20 tháng 12 năm 2010. Trong quá trình phát triển, Mojang đã thuê một số nhân viên mới để làm việc trên dự án.
Âm nhạc
Âm nhạc và các hiệu ứng âm thanh trong Minecraft được sản xuất bởi nhà thiết kế âm thanh người Đức Daniel “C418” Rosenfeld. Ngày 4 tháng 3 năm 2011, Rosenfeld phát hành một album mang tên Minecraft – Volume Alpha; nó bao gồm hầu hết các âm thanh đặc trưng trong Minecraft, cũng như nhạc âm khác không có trong game. Blog video game Kotaku đã chọn âm nhạc trong Minecraft là một trong những album nhạc game hay nhất của năm 2011. Ngày 9 Tháng 11 năm 2013, Rosenfeld đã phát hành album chính thức thứ hai, mang tên Minecraft – Volume Beta, trong đó bao gồm các bản nhạc được thêm vào trong phiên bản mới của trò chơi.
Phát hành
Mojang phát hành phiên bản đầy đủ của Minecraft vào ngày 18 tháng 11 năm 2011. Trò chơi đã được cập nhật liên tục kể từ khi phát hành, với những thay đổi khác nhau, từ nội dung mới đến các host máy chủ mới. Vào ngày 28 tháng 2 năm 2012, Mojang thông báo rằng họ đã thuê được nhà phát triển của nền tảng máy chủ phổ biến CraftBukkit để hỗ trợ thay đổi máy chủ Minecraft. Mojang dường như nắm quyền sở hữu đầy đủ cho việc sửa đổi CraftBukkit. Ngày 15 tháng 9 năm 2014, Microsoft đã công bố một thỏa thuận mua Minecraft với giá 2,5 tỷ đô la Mỹ, cùng với quyền sở hữu trí tuệ về Minecraft. Thỏa thuận này đã được đề xuất bởi Persson khi anh đăng một tweet trên Twitter hỏi một công ty mua cổ phần của mình.
Cách chơi
Dạng chơi chính của minecraft là chế độ sinh tồn. Thế giới của minecraft được cấu tạo từ phần tử cơ bản là các ô (block), có nhiều loại block, đào đất cho block đất, đào cát cho blok cát, đào đá cho block đá, chặt gỗ cho block gỗ… vv. Đó là nguyên liệu để bạn tạo nên mọi thứ trong game thông qua các công thức mà nhà sản xuất đã cung cấp sẵn. Trò chơi không có nhiệm vụ, cũng không có một mục đích bắt buộc cụ thể, đơn giản chỉ là bạn làm những gì mình thích, sáng tạo mọi thứ theo ý bạn, và tồn tại. Bạn có thể tạo cho mình một ngôi nhà, xây dựng một nông trại, làm vườn, nuôi chó, nuôi bò. Hoặc là làm cho mình một cung điện, một con tàu giữa biển khơi. Xây dựng cho mình những cỗ máy bắt quái vật, trở thành một nhà thám hiểm đi khắp mọi nơi trong thế giới minecraft để tiêu diệt quái vật….vv Trên đây là bài viết giới thiệu minecraft là gì được tham khảo từ wikipedia.